UEH | VIỆN NGÔN NGỮ - QUỐC TẾ HỌC (ILACS)

Xử lý khủng hoảng trong truyền thông

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRONG TRUYỀN THÔNG

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ về công nghệ thông tin, ngày nay truyền thông được xem là một công cụ hữu ích để nâng cao uy tín, tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút các khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Xử lý khủng hoảng trong truyền thông là một khoa học và là một nghệ thuật. Truyền thông luôn là con dao hai lưỡi đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Viện Ngôn ngữ – Quốc tế học, trực thuộc Trường Đại học Kinh tế TP.HCM phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam thiết kế chương trình đào tạo “Xử lý khủng hoảng trong truyền thông”, giúp cho học viên hiểu được những kiến thức và kỹ năng thực tế về khủng hoảng trong truyền thông, về kỹ năng tiếp xúc, làm việc, cung cấp thông tin với báo chí, hiểu về mối quan hệ giữa báo chí với truyền thông xã hội, nhận diện, phát hiện, xử lý và phòng tránh nguy cơ khủng hoảng truyền thông.

  • Lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, cán bộ quản lý hành chính công ( bệnh viện, trường học, ngân hàng)
  • Các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Khóa học đỉnh cao giúp cho học viên nắm được các bí quyết để xử lý khủng hoảng trong truyền thông cho cơ quan, doanh nghiệp; các biện pháp tự phòng vệ Mạng xã hội tốt nhất.
Được trực tiếp trao đổi và lắng nghe chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của các cơ quan báo chí, truyền thông và những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xử lý khủng hoảng truyền thông.
Quy trình chuẩn bị trước kế hoạch phòng ngừa khủng hoảng, quá trình giải quyết khủng hoảng tốt nhất.
Cách chủ động điều tiết ý kiến và dư luận liên quan đến khủng hoảng truyền thông.
Quy trình thực hiện các chiến dịch PR phục hồi hình ảnh cho Doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
Gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các Tổng biên tập, Phó tổng biên tập hoặc Thư ký tòa soạn của các cơ quan báo chí lớn ở Việt Nam.
Được cấp giấy chứng nhận của Viện Ngôn ngữ – Quốc tế học, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

  • Khai giảng định kỳ 2 tháng 1 lần (thứ 6 và thứ 7 tuần cuối cùng của tháng)
  • Khóa học gồm 4 buổi: Sáng: 8h-11h30, Chiều: 13h30-16h30
  • Đội ngũ giảng viên là những lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực quản lý báo chí, truyền thông, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xử lý khủng hoảng truyền thông.
  • Sau khóa đào tạo, học viên sẽ nhận được giấy chứng nhận do Viện Ngôn ngữ – Quốc tế học, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp

Chuyên đề 1: Báo chí với truyền thông xã hội và khủng hoảng truyền thông

1/ Tổng quan tình hình báo chí và hoạt động báo chí ở Việt Nam

  • Tình hình báo chí nước ta
  • Hoạt động báo chí thời gian qua

+ Thuận lợi

+ Khó khăn

  • Định hướng phát triển

2/ Báo chí và truyền thông xã hội

Hoạt động báo chí trong bối cảnh bùng nổ truyền thông xã hội

  • Những đặc trưng cơ bản
  • Sự cạnh tranh gay gắt
  • Những điều quan tâm

3/ Nhận diện khủng hoảng truyền thông

  • Khái niệm khủng hoảng truyền thông
  • Các dấu hiệu khủng hoảng truyền thông

4/ Những ví dụ điển hình về xử lý khủng hoảng truyền thông

Chuyên đề 2: Phương thức tiếp cận và xử lý truyền thông

  1. Phân loại khủng hoảng truyền thông
  2. Đặc điểm của khủng hoảng
  3. Các giai đoạn của khủng hoảng
  4. Các kỹ thuật truyền thông khi gặp khủng hoảng
  1. Một số nguyên tắc truyền thông khi gặp khủng hoảng

Chuyên đề 3: Khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội

  1. Mạng xã hội: Các nền tảng cơ bản
  2. Phương pháp tiếp cận mới
  3. Các loại khủng hoảng trên môi trường số
  4. Các xu hướng xử lý khủng hoảng trên môi trường số
  5. Kế hoạch hành động khi xảy ra khủng hoảng trên môi trường số.

Một số Case study về khủng hoảng truyền thông – Nhận xét

Chuyên đề 4: Những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động báo chí

–      Các khía cạnh báo chí liên quan đến phát ngôn và cung cấp thông tin trên báo chí:

+ Các quy định của pháp luật về  trách nhiệmcông khai thông tin của    cơ quan nhà nước.

+ Các quy định về giới hạn của việc công khai thông tin của các cơ quan báo chí, Quyền và nghĩa vụ của Nhà báo.

+ Ứng xử và cung cấp thông tin cho báo chí

Chuyên đề 5: Tranh luận về xử lý khủng hoảng truyền thông

  • Nhận diện những nguy cơ và nguyên nhân mới dẫn đến khủng hoảng truyền thông
  • Những lỗi thường gặp (và có thể tránh) khi gặp phải khủng hoảng truyền thông
  • Cần hiểu thêm về báo chí, truyền thông để hợp tác xử lý khủng hoảng tốt hơn.
  • Các nguyên  tắc  xử  lý  khủng  hoảng  truyền thông
  • Xây dựng  hình  ảnh,  thương  hiệu  sau  khủng hoảng truyền thông

Trao đổi, thảo luận, thực hành xử lý một số tình huống cụ thể về khủng hoảng truyền thông.

ĐĂNG KÝ GHI DANH VÀ HỌC TẠI:

VIỆN NGÔN NGỮ – QUỐC TẾ HỌC (ILACS)

Địa chỉ: Cơ sở B1 – Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)

Số 279 Nguyễn Tri Phương, P.5, Q.10, TP.HCM | Tầng 11 – Phòng B1.1104

Điện thoại: (028) 389110288

Hotline: 0909 277 829 (Zalo tư vấn)

Email: ilacs@ueh.edu.vn

Fanpage: UEH – ILACS

LinkedIn: Viện Ngôn ngữ – Quốc tế học

GHI DANH / TƯ VẤN